Du lịch Hà Nội – Ăn gì? Chơi gì?

Bài Viết Hay - Like ủng hộ mình nhé
Du lịch Hà Nội
Ảnh đẹp: Hà Nội mùa hè – mùa không đơn sắc

Hà Nội được biết đến là một mảnh đất có lịch sử lâu đời, vào năm 1010 được vua Lý Công Uẩn chính thức chọn làm kinh đô của Đại Việt với tên gọi “Thăng Long”. Trải qua thăng trầm của lịch sử tới nay có tên gọi là Hà Nội và là thủ đô của nước Việt Nam . Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như có vị thế đắc địa, hình dáng “rồng cuộn hổ ngồi”, do vậy, Hà Nội mang trong mình vô vàn danh lam thắng cảnh cũng như các địa điểm thăm quan di tích lịch sử thú vị.

Du lịch Hà Nội là một điều không thể bỏ qua với du khách trong và ngoài nước, bởi đến với nơi đây du khách không chỉ được tìm hiểu về văn hóa, thưởng thức ẩm thực mà còn được tận hưởng vẻ đẹp cổ kính bình yên xen lẫn nét hiện đại nhộn nhịp cùng các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị.

Tại Hà Nội, du khách có thể tìm thấy kiến trúc cổ xưa của Việt Nam, xen kẽ các công trình mang đậm kiến trúc Pháp bên cạnh đó là các công trình kiến trúc hiện đại không thua kém thành phố nào trên thế giới. Không chỉ vậy, Hà Nội quanh năm cây cỏ xanh tươi, hoa nở 4 mùa, cùng hệ thống sông ngòi hồ nước rải rắc khắp nơi tạo ra cảnh sắc bình yên và diễm lệ.

Du lịch Hà Nội – Mảnh đât ngàn năm văn hiến

Thời gian thích hợp nhất để du lịch Hà Nội

Hà Nội có 4 mùa, mỗi mùa trong năm lại có một đặc trưng, một vẻ đẹp riêng vô cùng quyến rũ.

Nếu đến Hà Nội vào mùa xuân du khách có thể thấy một vẻ đẹp tươi mới, rực rỡ cờ hoa và không khí rộn ràng đón mừng năm mới của Hà Nội.

Vào mùa hè là mùa ngát hương sen cùng những con đường mát rượi rợp bóng cây xanh, tới Hà Nội mùa hè và thưởng thức kem ở đây là một điều không thể bỏ qua.

Vào mùa thu, đây có thể nói là mùa lãng mạn nhất trong năm, khi muôn ngàn cây cối đổi màu lá từ xanh sang vàng, cùng nắng vàng gió nhé. Là mùa tuyệt vời nhất cho các cặp đôi đi du lịch hay chụp ảnh cưới tại đây.

Mùa đông Hà Nội, tuy lạnh nhưng ẩn sau màn sương mờ ảo là vẻ đẹp cổ kính trầm mặc của Hà Nội, đến Hà Nội vào mùa đông là một trải nghiệm khó có thể bỏ lỡ. Khoắc lên mình chiếc áo ấm áp xuống phố hòa mình vào không khí se lạnh và ngồi bên một quán vỉa hè thưởng thức món ăn nóng hổi như phở, cà phê, cháo.. chắc chắn du khách sẽ có những cảm nhận vô cùng sâu sắc.

Tuy nhiên, thời điểm Hà Nội nắng nóng nhất là tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu các bạn có dự định tới Hà Nội vào dịp này thì nên tránh những đợt nóng sảy ra vào một vài ngày trong mỗi tháng, nhiệt độ những ngày này có thể đạt kỷ lục tới 39-40 độ C.

Vào mùa đông cũng sẽ có những ngày Hà Nôi trở lạnh kỷ lục có thể xuống tới 6-7 độ C. Do  vậy, nếu có kế hoạch du lịch Hà Nội thì cũng nên tham khảo thời tiết trước để tránh tới vào những ngày giá lạnh nhất đó.

du lịch hà nội

Lễ hội du lịch Hà Nội:

Hà Nội là một vùng đất cổ xưa nên lưu truyền rất nhiều văn hóa lễ hội, là món ăn tinh thần để nhân dân tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Chính vì vậy, tại đây có rất nhiều lễ hội lớn được diễn ra hàng năm như: lễ hội đền Cổ Loa, lễ hội Đống Đa, lễ hội Phù Đổng, lễ hội Triều Khúc, lễ hội Thánh tản viên ở đền Và,…

Lễ hội Phù Đổng

Lễ Hội Phù Đổng được tổ chức ở nhiều địa phương để tưởng nhớ và suy tôn Thánh Dóng, nhưng hội Dóng ở Phù Đổng (Gia Lâm-Hà Nội) là quy mô lớn và công phu nhất. Chính hội vào ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch hằng năm. Trong hội có hát thờ thần, làm trận giả và có các trò chơi dân gian.

Lễ hội đền Cổ Loa

Lễ hội được diễn ra tại xã Đông Anh, Hà Nội kéo dài từ từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch, ngày mùng 6 là chính hội. ý nghĩa của lễ hội là để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi. Du khách tới đây sẽ được xem nhiều sự tích xưa được tái hiên, thưởng thức đám rước và tham gia các trò chơi như đánh đu, thổi cơm, hát ca trù..

Lễ hội Đống Đa 

Diễn ra hằng năm vào ngày mùng 5 Tết nguyên đán tại quận Đống Đa – Hà Nội. Lễ hội là dịp mừng chiến thắng và tưởng nhớ công tích trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.

Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang. Sau đám rước “rồng lửa Thăng Long” là lễ dâng hương, lễ đọc văn. Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua trí trên sân bãi tại gò Đống Đa.

Bạn là một người yêu thích lễ hội thì thời điểm Hà Nội mùa xuân tức tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là khoảng thời gian vô cùng thích hợp để hòa mình vào không khí rộn ràng cùng người dân nơi đây.

Giao thông đi lại du lịch Hà Nội

Có rất nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn, giao thông ở Hà Nội thuận tiện trăm đường để bạn có thể đi tới mọi ngõ ngách của Hà Nội, tuy nhiên có chút bất lợi đó là khi bạn di chuyển vào giờ cao điểm. Vì thế nếu tham gia giao thông tại Hà Nội thì tốt nhất bạn nên tránh khung giờ từ 7:00-8:30 và 16:30-19:00 hằng ngày.

Bạn đặt chân tới Hà Nội ở sân bay Nội Bài, muốn di chuyển đến nội thành Hà Nội bạn có thể sử dụng dịch vụ taxi Nội Bài của sân bay (sđt: 043.886.8888) hoặc phương tiện giao thông công cộng.

Tại Nội Bài có tuyến xe bus 07

Thời gian: 15 phút/một chuyến, từ 5:30-21:00

Lịch trình: Sân bay Nội Bài-Cầu Giấy và ngược lại

Giá: 7.000 vnđ toàn tuyến.

Hoặc nếu bạn đi bằng xe khách xuống bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, bến xe Gia Lâm cũng có thể di chuyển bằng rất nhiều tuyến xe có sẵn trong bến để bạn lựa chọn tùy thuộc vào nơi bạn muốn đến.

Khi vào trong nội thành, bạn có thể lựa chọn di chuyển khắp nơi bằng xe bus, nếu có gì thắc mắc bạn hãy gọi trung tâm của Hà Nội bus để được tư vấn lộ trình chuẩn xác nhất. SĐT: 043.843.6393

Ngoài ra, có một số nơi thăm quan bạn có thể đạp xe, đi xích lô hoặc xe điện cũng là những phương tiện vừa tiết kiệm lại dễ kiếm.

Bên cạnh máy bay, xe khách để tới Hà Nội bạn có thể di tới đây bằng tàu hỏa. Tàu sẽ đưa bạn dừng chân tại ga Hà Nội và tại đây bạn cũng có thể dùng xe bus để di chuyển vào nội thành.

Hơn nữa, trong nội thành còn có dịch vụ grap taxi và grap moto, bạn có thể sử dụng dịch vụ đó với giá cả khá rẻ.

Ngoài ra, Hà Nội có một số hãng taxi lớn bạn có thể tham khảo:

Taxi Mai Linh: 04.38.222.666 – 04.38.222.555

Taxi Thăng Long: 04.39.71.71

Taxi Hà Nội: 04.38.53.53.53

Nếu đi bằng xe máy, ô tô đến Hà Nội cũng rất thuận tiện bởi các con đường cao tốc mới hoàn thành và các cây cầu nối qua sông Hồng chảy quanh Hà Nội như đường Láng-Hòa Lạc, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, cầu Nhật Tân…

Các địa điểm thăm quan không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội:

Du lịch nội thành Hà Nội

*Du lịch 36 phố phường Hà Nội:

36 phố phường Hà Nội không biết bao lần đã đi vào thơ ca nhạc họa, là một hình ảnh đặc trưng của Hà Nội và cũng là nơi chắc chắn phải đến khi du lịch Hà Nội.

Trong bài hát “Non nước hữu tình” có câu:

“Ngày vui em đến thăm Hà Nội

Gió chiều Hồ Gươm vang bóng thời xưa

Ba sáu phố phường nắng vừa ô cổ kính”.

Khi nhắc tới 36 phố phường hình ảnh hiện ra đầu tiên chính là nét đẹp cổ kính, bởi những con phố này được hình thành khi dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp buôn bán và giao thương cách đây hàng trăm năm. Do vậy, mỗi con phố gắn liền với một nghề đặc trưng mang nét truyền thống riêng biệt và tên mỗi con phố đều được đặt theo chính nghề của con phố đó: phố Hàng Bông, phố Hàng Bạc, phố Hàng Chiếu, phố Hàng Đồng, phố Mã Mây, phố Hang Lược, phố Hàng Cót,..

Du khách tới đây có thể đi bộ, tự đạp xe hoặc di chuyển bằng xích lô qua 36 dãy phố, tận hưởng những nếp nhà rêu phong cổ kính, ngắm nhìn khung cảnh Hà Nội mộc mạc trong từng góc phố nhỏ, từng con đường nhỏ. Không chỉ được tận hưởng cảm giác yên bình đến lạ mà du khách còn được thưởng thức  những món ăn ngon của Hà Nội, cảm nhận nhịp sống của Hà Nội và hòa mình vào nhịp sống đó.

Hình ảnh gánh hàng rong trong phố cổ, những bức tranh phố cổ, những quán nước dưới chân nếp nhà của phố cổ sẽ là những hình ảnh không thể nào quên đối với bất kỳ ai một lần đặt chân tới những dãy phố này.

Đặc biệt, khi tới đây du khách không nên bỏ qua ngôi nhà cổ trên phố Mã Mây và những quán cafe trong phố cổ. Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính, phố cổ còn mang rất nhiều sắc thái trong  ngày, sáng sớm là sự bình yên nhẹ nhàng, buổi chiều là hối hả tấp nập và khi đêm về thì nhộn nhịp vui vẻ. Nếu có dịp ghé qua phố cổ buổi tối các bạn hãy đến con phố Tạ Hiện uống bia tươi cùng khách nước ngoài, khi đó khách nước ngoài hay người Việt Nam đều không phân biệt mà cùng nói chuyện cụm ly vui vẻ, hay ghé qua các góc phố có biểu diễn chương trình văn nghệ miễn phí thu hút sự chú ý của rất nhiều người.

*Các làng nghề du lịch Hà Nội:

Hà Nội được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, các làng nghề truyền thống hàng trăm năm tới nay vẫn mang trong mình tinh hoa của các nghề truyền thống. Những nghề truyền thống đó không bị mất đi mà vẫn được gìn giữ và hội nhập vào tốc độ phát triển của nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, đến thăm Hà Nội du khách không thể bỏ qua cơ hội tới thăm các làng nghề, cảm nhận tinh túy của từng nghề truyền thống đó là:

Làng gốm Bát Tràng:

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km. Du khách có thể di chuyển tới đây bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus. Nếu đi bằng xe bus, du khách bắt xe sang bến xe Long Biên và bắt 08, xe bus 08 sẽ đưa bạn tới gần giữa làng gốm.

Tại đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn các sản phẩm nghệ thuật gốm sứ diễm lệ mà còn tự tay nhào nặn ra các đồ vật yêu thích và đem chúng về. Ngoài ra việc dạo quanh làng gốm cũng là một hoạt động không thể bỏ lỡ, ẩn sâu trong những con đường làng lát gạch quanh co là các xưởng gốm cũng như những ngôi nhà có kiến trúc độc đáo. Tới đây, các bạn cũng nên thử qua các món ăn đặc trưng như: bánh sắn, bánh tẻ, bánh khoai..

 Làng nón Chuông

Hình ảnh chiếc nón lá là hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với người phụ nữ Việt Nam, để mua được một chiếc nón thực sự tốt thì làng Chuông chắc chắn là một điểm đến không thể bỏ qua. Đến đây các bạn hãy đi thật sớm vào buổi sáng các ngày muồng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch hàng tháng để hòa mình vào phiên chợ nón của cả làng nhé. Trong phiên chợ ấy chỉ có nón và các nguyên liệu làm nón nhưng chắc chắn sẽ có cảm giác đó là một phiên chợ quê thực sự yên bình và náo nhiệt.

Di chuyển tới làng Chuông cũng rất thuận tiện, từ nội thành Hà Nội tới làng Chuông chỉ khoảng hơn 30 km, các bạn đi bằng xe máy hoặc xe bus với tuyến xe 78 về Hà Đông nhé.

Làng lụa Hà Đông

Làng lụa Vạn Phúc-Hà Đông nổi tiếng với nghề dệt mấy trăm tuổi, đến nay làng tuy đã có nhiều đổi thay nhưng những nét đặc trưng của làng như cây đa, giếng nước, sân đình vẫn còn đó đem lại màu sắc cổ kính cho ngôi làng. Tới đây, du khách cũng được ngắm nhìn hàng ngàn tấm lụa sặc sỡ màu sắc với hoa văn độc đáo và các sản phẩm từ lụa được bày bán trong các gian hàng, chắc chắn sẽ làm nao lòng du khách ghé qua. Bên cạnh đó du khách còn có thể đến thăm các gia đình còn giữ nghề dệt lụa nổi tiếng trong làng và xem các quy trình tạo nên một tấm vải lụa hoàn chỉnh.

Làng lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc-Hà Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.

Làng hoa Nhật Tân

Làng hoa Nhật Tân tọa lạc ở ven Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng hoa Nhật Tân nổi tiếng bao đời nay với đào Nhật Tân mỗi dịp Tết đến xuân về. Với kỹ thuật trồng đào được truyền từ đời này sang đời khác và các giống đào quý hiếm đã tạo nên một thương hiệu đào Nhật Tân rất riêng. Bên cạnh đó, không chỉ thành công với giống đào, tới Nhật Tân ta còn bắt gặp muôn hoa khoe sắc, khung cảnh bình yên, thoáng mát. Chính vì thế nơi đây thu hút rất nhiều các bạn trẻ tới chụp ảnh.

Nếu đã ghé qua Nhật Tân thì du khách không nên bỏ lỡ khu Bãi Đá Sông Hồng. Nơi đây, khung cảnh lãng mạn phù hợp với các bạn trẻ và mức giá không quá cao chỉ khoảng 20.000 vnđ cho 1 vé vào cửa. Bãi đá Sông Hồng với những đám cỏ lau trắng muốt mềm mại, những thửa hoa muôn màu khoe sắc và với bờ cát êm dịu ven sông Hồng tạo nên một khung cảnh vô cùng nên thơ. Các bạn trẻ tới đây không chỉ ngắm cảnh, chụp ảnh mà còn có thể thưởng ngoại và giải trí với các trò chơi như cưỡi ngựa, nghịch cát..

Làng thêu Quất Động

Làng thêu Quất Động có thể được hình thành từ thế kỷ XVII do ông tổ nghề thêu Lê Công Hành sáng lập ra. Du khách tới đây sẽ cảm nhận được những nét đặc sắc của một làng nghề truyền thống, các nghệ nhân thêu với đôi bàn tay khéo léo tạo nên muôn hình vạn trạng của lá hoa cây cỏ cho tới con người, tất cả đều được thể hiện khéo léo và sinh động bằng những sợi chỉ thêu mỏng manh, sặc sỡ màu sắc.

Làng thêu Quất Động nằm ở xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Làng cốm Vòng

Tọa lạc ngay gần trung tâm Hà Nội, cứ mỗi độ thu về, những gánh cốm dong lại từ làng cốm Vòng dong duổi thì khắp ngõ ngách Hà Nội. Cốm là món ăn bình dân và cũng là món ăn đặc trung của người Hà Nội. Nếu du khách có dịp đến Hà Nội vào mùa thu thì có thể tới làng Vòng mua những gói cốm thơm mùi lá Sen và lúa non đem về thưởng thức

Địa chỉ: Dịch Vọng-Cầu Giấy-Hà Nội

*Các chợ hoa ngày Tết

Du lịch Hà Nội vào mùa xuân bạn không thể bỏ qua các chợ hoa Tết nổi tiếng Hà Nội để thưởng thức muôn ngàn hoa khoe sắc đón xuân về.

Chợ hoa Quảng Bá

Chợ hoa Quảng Bá nằm cạnh vườn hoa Nhật Tân. Chợ họp chính vào khoảng từ 2:00 sáng đến 5:00 sáng. Có người nói “Hà Nội đẹp nhất về đêm” quả không sai. Nếu đến Hà Nội bạn hãy thử phượt đêm Hà Nội, xuyên qua những con phố tĩnh mịch, những cây cầu rực rỡ và đến với chợ hoa Quảng Bá nhé. Tất cả sẽ là một trải nghiệm vô cùng khó quên đấy.

Chợ Hoa Quảng Bá là nơi quy tụ trăm ngàn loại hoa, từ hoa của Hà Nội, đến Hoa Đà Lạt và cả hoa của nước ngoài. Tới đây bạn sẽ phải choáng ngợp trước một rừng hoa, muôn vàn loại hoa được bày bán khắp chợ. Chắc chắn nếu là người yêu cái đẹp thì bạn sẽ không thể nào kìm lòng được và muốn đem cả chợ hoa về. Giá cả hoa ở chợ cũng rất phải chăng, một bó hoa ở đây sẽ có giá rẻ hơn gần một nửa so với mua trong các shop hoa và hoa thì luôn tươi rói.

Vào Tết thì nơi đây càng trở nên nhộn nhịp hơn với cả đoạn đường Âu Cơ ngập tràn sắc đào, sắc quất và nhộn nhịp người mua kẻ bán.

Chợ hoa Hàng Lược

Để tìm hiểu về văn hóa người dân Hà thành thì đến chợ hoa Hàng Lược mỗi dịp cuối năm là một sự lựa chọn không thể bỏ qua. Bởi đến đây bạn không chỉ được tận hưởng không khí Tết rộn ràng mà thanh tao của người Hà Nội mà còn được ngắm nhìn và lựa chọn rất nhiều loại hoa đẹp. Hơn nữa, còn có rất nhiều đồ trang trí ngày tết cũng được bày bán tại đây và cả những ông đồ viết thư pháp truyền thống nữa.

Chợ hoa đường Bưởi

Tại đường Hoàng Hoa Thám, mọi ngày là nơi bày bán các loại cây hoa và cả các loại hạt giống. Nhưng khi Tết đến gần, vào khoảng ngày 19 âm lịch dòng người từ nhiều nơi đổ về đem theo muôn vàn loại hoa và cây cảnh đẹp mắt tới bày bán khắp dãy phố. Nơi đây quy tụy đủ mọi loại hoa, từ hoa rừng, hoa dại cho tới các loại cây vừa ăn được vừa làm cây kiểng, cho đến các loại hoa quý và đắt tiền. Tất cả tạo nên một không khí rộn ràng và náo nhiệt.

*Các chợ đêm nổi tiếng Hà Nội

Chợ đêm phố cổ

Chợ đêm phố được tổ chức từ 18h – 23h các tối thứ 6, 7 và chủ nhật hàng tuần kéo dài từ đường Hàng Đào qua cổng chợ Đồng Xuân sang đến cả Hàng Khoai, Hàng Giấy và kết thúc tại cổng chợ Đồng Xuân. Tại khu chợ bán rất nhiều mặt hàng từ quần áo, trang sức, đến đồ trang trí, thủ công mỹ nghệ và các món ăn đêm với giá cả bình dân.

Vào tối thứ 7 hàng tuần, 2 đầu tuyến phố có tổ chức các buổi biểu diễn văn hoá nghệ thuật dân gian truyền thống như chèo, xẩm, quan họ, ca trù… Đây được coi là nét độc đáo của chợ đêm phố cổ thu hút du khách, đặc biệt là những người nước ngoài cũng là dịp giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế mà để người Việt biết trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc hơn.

Chợ đêm phố cổ là nơi mua bán sầm uất, chỉ với đoạn đường khoảng 3km có tới gần 4000 gian hàng.

Chợ đêm Nhà Xanh

Chợ Nhà Xanh là một khu chợ không quá lớn nhưng luôn thu hút được rất nhiều các bạn trẻ, bởi hàng hóa ở đây vô cùng phong phú, không những vậy giá cả lại rất phải chăng, phù hợp túi tiền của sinh viên. Đến khu chợ này không chỉ thoải mái chọn lựa, nhìn ngắm mà ở đây cũng có rất nhiều loại đồ ăn vặt phục vụ cho giới trẻ. Đặc biệt khi bạn tới chợ vào buổi tối thì hàng hóa sẽ nhiều hơn ban ngày rất nhiều. Từ quần áo, giày dép tới túi xách… được bày bán tràn ngập tuyến đường Phan Văn Trường.

Chợ nằm trên đường Phan Văn Trường, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Du lịch Hà Nội. Chợ mở cửa từ 9:00 đến 23:00 hằng ngày.

Cách đó không xa là khu chợ sinh viên-chợ Dịch Vọng: gọi là chợ sinh viên vì khu chợ này nằm cạnh các trường đại học lớn do vậy khách hàng chính của khu chợ là các bạn sinh viên quanh đây. Chợ chỉ mở vào các buổi tối, còn ban ngày nơi đây là khu chợ đầu mối bày bán thực phẩm. Chợ nằm ngay sát tòa nhà indochina và đối diện cổng trưởng đại học Quốc gia Hà Nội.

Chợ đêm Phùng Khoan

Chợ đêm Phùng Khoan nằm ở khu vực Thanh Xuân-Hà Nội, cũng như chợ Dịch Vọng, đây là một khu chợ chỉ mở vào ban đêm và có rất nhiều hàng hóa đa dạng chủ yếu phục vụ các bạn trẻ.

*Danh thắng và di tích du lịch Hà Nội:

Đền Ngọc Sơn-cầu Thê Húc-tháp Bút:

Là quần thể di tích giữa lòng Hà Nội mà người dân Hà thành tự hào bao đời nay. Quần thể này nằm trên đảo Ngọc của hồ Gươm. Trong đền Ngọc Sơn thờ Trần Hưng Đạo, Văn Xướng Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường và đức phật Adi đà. Không chỉ vậy còn lưu giữ tiêu bản của cụ rùa đầu tiên trong hồ Gươm.

Cầu Thê Húc cũng là một trong những biểu tượng đặc sắc của Hà Nội. Chiếc cầu được ví như dải lụa đào bắc qua làn nước xanh.

Tháp Bút là biểu tượng sự học của kinh đô ngàn năm văn hiến, hình ảnh tháp Bút với ý nghĩa “viết lên trời xanh” đã không ít lần đi vào thơ ca hội họa Việt Nam. Là nơi linh thiêng mà trước kia không ít các sĩ tử Bắc Hà tới cầu xin cho việc học hành.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

van-mieu-quoc-tu-giam-e1384576181936

Là một trong những danh thắng được coi là bậc nhất của đất Hà Thành xưa và tồn tại tới ngày nay, đây là một quần thể kiến trúc văn hoá hiện thân cho truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội. Văn Miếu được xây dừng từ năm 1070 và Quốc Tử Giám xây dựng năm 1076, quần thể này là nơi thờ tự, giáo dục, nho học lớn nhất. Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo ra hàng nghìn bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước trong suốt thời kì phong kiến độc lập.

Trong gần một ngàn năm qua, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt Nam. Tại đây có 82 bia tiến sĩ, là nơi được rất nhiều các bạn trẻ ghé qua trước khi tham dự một kỳ thi lớn nào đó với mong muốn được vượt qua kỳ thi đó một cách suôn sẻ.

Du khách tới đây vừa được tìm hiểu về một nên văn hóa lịch sử lâu đời mà còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, ngắm nhìn những đồ lưu niệm xinh đẹp.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa còn mang ý nghĩa tâm linh và luôn là một địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội

cột cờ hn

Cột cờ Hà Nội được coi là biểu tượng hùng thiêng của Việt Nam mang dáng vẽ vừa vững trãi, oai hùng cùng vẻ cổ kính trầm mặc. Khi tới đây tham quan du khách có thể ghé qua bảo tàng lịch sử quân sự ngay gần đó và khu hoàng thành Thăng Long. Sau đó, ngồi quán Highland coffe ngay dưới chân cột cờ thưởng thức cafe khi trời dần tối và ngắm nhịp sống của Hà Nội là một gợi ý không tồi mà bạn nên thử qua.

Cầu Long Biên

ABC_4332-8d5ab

Là cây cầu được xây dựng từ thời Pháp với kiến trúc Pháp, tới nay cây cầu như một chứng nhân lịch sử của Hà Nội. Cây cầu mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính và cuộc sống của người dân quanh đây cũng bình lặng như thế. Du khách tới đây có thể chụp những bức ảnh vô cùng lãng mạn hoặc đứng hóng mát trên cầu nhìn dòng sông Hồng cuộn chảy ngắm nhìn cuộc sống xung quanh cây cầu cũng là một trải nghiệm rất đặc sắc. Và khi tháng 10 về cây cầu như chuyển mình sang một vẻ đẹp khác, đó là khi những thảm lau nở trắng xóa khắp bãi bồi dưới cây cầu, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng.

*Các nơi sinh hoạt văn hóa khi du lịch Hà Nội:

Đến Hà Nội ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp và ẩm thực Hà Nội thì việc tìm hiểu và thưởng thức văn hóa nghệ thuật cũng rất thú vị. Vào cuối tuần bạn có thể tới nhà hát mua rối Trung ương ngay gần bờ hồ Gươm để xem các vở múa rối đặc sắc và mang đầy tính dân tộc.

Tham khảo thêm tại: http://www.thanglongwaterpuppet.org/?/vn/Play/6/Lich-dien/3/Lich-bieu-dien.html

bên cạnh đó các bạn cũng có thể ghé qua nhà hát chèo Trung ương tại 15, Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng để thưởng thức các vở chèo nổi tiếng.

Các bạn tham khảo lích diễn tại đây: http://www.cheohanoi.vn/

Không chỉ có các sản phẩm nghệ thuật truyền thống, các bạn có thể tới trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội để xem các bộ phim bom tấn trên thế giới và điện ảnh nước nhà sẽ rất thú vị.

Tham khảo tại: https://chieuphimquocgia.com.vn/showtimes-lich-chieu-phim

*Các bảo tàng Hà Nội

Nếu các bạn là người yêu thích tìm hiểu về lịch sử thì những bảo tàng tại Hà Nội là nơi chứa đựng rất nhiều câu chuyện thú vị cho các bạn khám phá. Có rất nhiều bảo tàng tại Hà Nội góp phần làm nên bản sắc Hà Nội như:

Bảo tàng dân tộc học

Đại chỉ: Nguyễn Văn Huyên, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nơi đây, lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam. Trong khuân viên của bảo tàng gồm các hiện vật trưng bày trong bảo tàng và ngoài trời. Trong nhà gồm các hiện vật: quần áo dân tộc, công dụng, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Khu ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Bana, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Trong khu vườn đầy cây xanh này còn có ghe Ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ Bảy và Chủ nhật có biểu diễn rối nước của các phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau.

Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

Địa chỉ: 66, Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam  là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của 54 dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng được người Pháp xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX, năm 1962, được Bộ Văn hóa cải tạo ngôi nhà từ chỗ mang dáng dấp kiến trúc phương Tây sang trang trí kiến trúc của đình làng Việt Nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được khánh thành .

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện giữ trên 18.000 hiện vật trong nước tiêu biểu cho nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tọa lạc tại: số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội

Khánh thành ngày 19/5/1990, đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng chủ yếu trưng bày những hiện vât, tư liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh. Nằm trong khu vực có nhiều di tích như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ chủ tịch, Chùa Một Cột… tạo thành một quần thể các di tích thu hút khách thăm quan trong và ngoài nước.

Bảo tàng Hà Nội

vũ long
(Ảnh: Vũ Long)

Địa chỉ: đường Phạm Hùng- Từ Liêm- Hà Nội

Để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội được xây dựng gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại Mỹ Đình. Với kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Bảo tàng đã được khánh thành vào ngày 6 tháng 10 năm 2010. Ước tính có 50.000 hiện vật được trưng bày tại đây. Tại sảnh tầng 1 có lưu giữ bức thư gửi tới mai sau, sẽ được mở ra sau 100 năm nữa.

 

*Khu vui chơi giải trí Hà Nội

Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính thì Hà Nội cũng là một thành phố đang trên đường hội nhập và phát triển. Do vậy, trong những năm gần đây đã có rất nhiều khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí hiện đại được thành lập thu hút rất nhiều bạn trẻ tới.

KeangNam Ha Noi Landmark tower

Keangnam Hanoi Landmark Tower-4

Ai tới Hà Nội cũng dễ nhận ra tòa nhà Keangnam bởi đây là tòa nhà cao nhất Việt Nam, với tổng số 72 tầng. Tọa lạc gần bến xe Mỹ Đình trên đường Phạm Hùng, Từ Liêm được khánh thành năm 2011. Trong tòa nhà là trung tâm mua sắm, thương mại cũng như ăn uống, phòng tranh 3D, rạp chiếu phim 5D… Tại đây cũng có rất nhiều các hoạt động văn hóa của Hàn Quốc được tổ chức thu hút sự tham gia của nhiều bạn trẻ. Khi tới đây các bạn cũng có thể lên đài quan sát ở tầng thứ 72, có kính viễn vọng để quan sát với giá 150.000 vnđ/1 người

Lotte Center Ha Noi

Nằm tại Đào Tấn-Hà Nội với chiều cao 65 tầng nổi bật. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và có nhiều hoạt động vui chơi giải trí bên trong. Các bạn tới đây có thể mua vé và lên tầng cao nhất của tòa nhà ngắm nhìn thành phố Hà Nội trải dài trong tầm mắt và thưởng thức bữa tối trên cao vô cùng lãng mạn. Giá vé lên tầng cao nhất cho người lớn vào ban ngày là 150.000 vnđ/1 người, ban đêm: 80.000 vnđ/ 1 người.

Royal City

Royal-City-02

Royal City được mệnh danh là “thành phố Châu Âu giữa lòng Hà Nội” vì vậy nếu đến Hà Nội mà không ghé qua đây cũng là một thiếu xót của chuyến hành trình du lịch Hà Nội của bạn. Thời gian để đi tham quan và chơi trong royal city chỉ mất một buổi trong ngày là bạn đã hưởng thụ hết được mọi thứ ở đây rồi. Không gian của Royal city mang phong cách hoàng gia Châu Âu, vừa hiện đại lại yên bình và tráng lệ. Tại đây có thể nói là “một điểm đến-mọi nhu cầu-nhiều lựa chọn”, bởi trong royal city phục vụ mọi nhu cầu từ ăn, uống, nghỉ, chơi và có rất nhiều thứ cho bạn chọn. Tới đây bạn có thể tham gia công viên nước trong nhà, trượt bang, bắn súng sơn và vô vàn các game đa dạng hiện đại nữa.

Time City

Time city là trung tâm thương mại tọa lạc gần cầu Vĩnh Tuy Hà Nội, thành phố thời gian này cũng là một trong những điểm đến xa hoa khá lý tưởng. Bởi tới đây các bạn có thể tham quan thủy cung với trăm loài sinh vật biển lạ mắt quy tụ về đâyvới giá vé vào tham quan thủy cung là 200.000 vnđ/1 người, bên cạnh đó buổi tối không khí càng rộn ràng vì sân khấu nhạc nước ngoài trời hoạt động cho tới 23:00 hằng ngày và vào trung tâm chiếu phim lớn nhất Việt Nam của Time city thưởng thức các bộ phim bom tấn.

AEON Mall Long Biên

Nằm tại 27 Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội, là một khu trung tâm mua sắm thương mại vui chơi giải trí “siêu siêu rộng”, bạn sẽ mất một ngày để vui chơi hết mọi thứ ở nơi đây. Tại đây có làng ẩm thực “món gì cũng có” từ Á đến Âu tất tần tật, đặc biệt là các món Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.. với sushi giá cực vừa túi tiền của các bạn cùng không gian ẩm thực vô cùng đẹp mắt. Hơn nữa, tại đây có rạp chiếu phim CGV lớn nhất Việt Nam với 10 phòng chiếu và 2.000 ghế ngồi. Bên cạnh đó, khám phá ngôi nhà ma là thử thách dành cho người dũng cảm mà ai cũng nên thử qua một lần. Còn đối với các bạn ham chơi thì mê cung gương và khu chơi bowling là nơi những bước chân của các bạn khó lòng từ chối. Còn ai thích lãng mạn hay thư giãn bên những tách café thì chuỗi các cửa hàng caffe ở đó là một lựa chọn vô cùng thích thú.

Để tới đây các bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô sẽ có khu để xe miễn phí trên cao cho bạn. Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng thì có xe 52A và 52B.

Ngoài ra còn có Hợp tác xã Zone 9, Love Garden, Bến Hàn Quốc, Công viên nước Hồ Tây,…và rất nhiều các địa điểm thú vị khác cho các bạn lựa chọn.

Du lịch ngoại thành Hà Nội

Nội thành Hà Nội vừa có vẻ đẹp cổ kính tại những nơi cổ xưa lại vừa mang vẻ đẹp kiêu sa diễm lệ ở những nơi hiện đại, tuy nhiên nếu đã quá quen với không khí tấp nập nhộn nhịp ồn ào và muốn thay đổi không khí thì ngoại thành Hà Nội sẽ đem lại cho bạn một trải nghiệm hoàn toàn khác. Xung quanh 4 phía ngoại thành Hà Nội có rất nhiều hình thức du lịch cho bạn lựa chọn như: du lịch dã ngoại, du lịch tâm linh, du lịch khám phá..

Nếu là người thích du lịch tâm linh thì những ngôi chùa quanh Hà Nội sẽ đáp ứng cho bạn được thỏa lòng cầu an và tìm về chốn thanh tịnh của cửa Phật, bởi quanh Hà Nội có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và có tuổi lên tới hàng trăm năm.

*Du lịch chùa Hà Nội

Chùa Hương (chùa Hương Sơn)

chua-huong (1)

Chùa Hương là một quần thể chùa nổi tiếng nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương nằm trong động Hương Tích, vì vậy để vào chùa du khách phảo đi thuyền qua suối Yến hoặc cáp treo. Khung cảnh ở chùa Hương vô cùng đẹp và trong lành bởi xung quanh là rung núi và dải suối Yến trong mát. Dịp chùa Hương đẹp nhất cũng là dịp có nhiều người tới nhất để trẩy hội, lễ hội diễn ra vào mùng sáu tháng giêng vào kéo dài tới tháng 3 âm lịch. Lên chùa Hương không chỉ thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, cầu an mà còn được thưởng thứcrất nhiều đặc sản ở đây như: bánh sắng, quả mơ,..

Tham khảo thêm tại:

http://toidi.net/diem-den-trong-nuoc/du-lich-chua-huong.html

Chùa Thầy

chùa thầy

Ngôi chùa nằm cạnh dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung tại vùng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội đi khoảng 20 km theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, sau khoảng nửa tiếng chạy xe bạn sẽ thấy những núi đá vôi dần hiện ra bên đường, đó chính là nơi chùa Thầy tọa lạc. Chùa Thầy không chỉ là một điểm đến vãn cảnh mà khách thập phương tới đây còn cầu an lành và tìm về sự thanh thản. Bởi ngoài sự linh thiêng, thoát tục của ngôi chùa nghìn năm tuổi, nơi đây còn là điểm đến đẹp, lý tưởng để kết hợp du lịch. Khám phá hang Cắc Cớ, tìm hiểu về những câu chuyện linh thiêng từ ngàn xưa, thử cảm giác rợn người khi đứng trước bể xương người là những trải nghiệm cực hấp dẫn. Hội chùa Thầy diễn ra ngày 5 – 7/3 Âm lịch hàng năm.

Ngoài ra còn có những ngôi chùa với kiến trúc độc đáo như: Chùa Tây Phương, Chùa Bút Tháp Bắc Ninh, Chùa Dâu Bắc Ninh…cũng là những điểm hành hương nên thử tới một lần trong đời.

*Du lịch Sơn Tây-Hà Nội

Từ trung tâm thành phố chạy xe dọc theo quốc lộ 32, đi khoảng 40km là tới thị xã Sơn Tây. Vào độ tháng 4 tháng 5 hoặc tháng 8 tháng 9 khi chạy xe dọc theo quốc lộ 32 du khách sẽ được nhìn ngắm cánh đồng lúa chín vàng trải dài hai bên đường đi và nếu cảm thấy đói bụng thì các bạn có thể thưởng thức món ngô luộc của người dân bán bên đường khi cách thị xã Sơn Tây khoảng 10 km. Ngô ở đây rất ngon và rẻ. Sơn Tây là một thị xã không quá lớn và rất bình yên. Nơi đây nổi tiếng với nhiều đặc sản như: bánh tẻ Phú Nhi, gà Mía, Kẹo lạc kẹo dồi, thịt quay đòn,… Tới Sơn Tây bạn cũng không thể bỏ qua những điểm đến thú vị mang đầy tính lịch sử và vẻ đẹp yên bình của một nơi cách xa phố thị ồn ào đông đúc như: Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây,..

Làng cổ Đường Lâm

IMG-8233-1444450909_1200x0

(Ảnh: vnexpress.net)

Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng là mảnh đất 2 vua và có rất nhiều ngôi nhà cổ. Nơi đây dù phát triển du lịch nhưng vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của một vùng quê mộc mạc, du khách về đây sẽ được cảm nhận hồn quê trên từng con đường, từng nếp nhà cổ và trong từng món ăn dân giã. Tới đây, du khách sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ, những bức tường đá ong rêu phong và hòa mình vào không khí làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình,.. Vé vào cổng làng khoảng 20.000 vnđ/1 người và sau đó bạn vào đây sẽ không phải trả thêm bất cứ dịch vụ tham quan nào khác. Nếu bạn muốn thưởng thức một bữa cơm quê thì có thể vào bất cứ ngôi nhà cổ nào gia chủ sẽ chuẩn bị bữa ăn tươm tất cho bạn với các món ăn đặc sản nơi đây. Ở đây bạn cũng có thể thuê xe đạp để di chuyển khắp làng và ghé qua khu đền thờ vua Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Khu du lịch Đồng Mô

Đi dọc theo Đại lộ Thăng Long, vượt qua cầu ngã tư Hoà Lạc rồi đi thẳng khoảng 7km sẽ thấy biển hướng dẫn vào Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Xuyên qua làng là tới đảo Sơn Tinh và khu cắm trại dã ngoại Sơn Tinh Camp. Tại đây bạn có thể cắm trại, thuê thuyền để đi khắp hồ Đồng Mô, vào tham quan khu làng văn hóa các dân tộc và tham gia trượt cỏ tại Đồng Mô. Chi phí cho tất cả chuyến đi của bạn chỉ tầm khoảng 400.000 vnđ/1 ngày và được trải nghiệm mọi thứ.

Nếu là người thích du lịch khám phá, chinh phục và rèn luyện sự dẻo dai của bản thân thì bạn nên đi về phía đồi núi của Hà Nội như Ba Vì và Vĩnh Phúc:

Ba Vì

Vườn quốc gia Ba Vì

Khu du lịch vườn quốc gia Ba Vì cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây. Để lên được đây tốt nhất du khách nên đi bằng xe máy số hoặc ô tô cùng người chắc tay lái bởi quãng đường lên núi có nhiều đoạn cua gấp và siêu dốc. Vé vào cổng là 40.000 vnđ/1 người và 10.000-20.000 vnđ cho 1 phương tiện.

Với bầu không khí trong lành cùng với hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, vườn quốc gia Bà Vì là địa điểm dừng chân lý tưởng của du khách mỗi dịp cuối tuần. Để di chuyển lên đỉnh núi các bạn phải vượt qua đoạn đường khoảng 12 km và trên đường đi đó có rất nhiều điều thú vị. Đầu tiên đó là qua khu nhà trồng hàng trăm loại sương rồng khác nhau, sau đó tới đồi thông có khung cảnh mộng mơ và lãng mạn, tại dồi thông này bạn có thể cắm trại, chơi các trò chơi với bạn bè và dừng chân ăn uống. Hơn nữa, vào độ tháng 8,9,10 du khách có thể lên đây ngắm hoa dã quỳ, hoa nở vàng rực từ chân núi tới đỉnh núi sẽ có cảm giác như bạn đang ở Đà Lạt thứ 2 vậy. Khi vào mùa đông, những ngày rét kỷ lục không cần phải lên sapa bạn của có thể ngắm tuyết rơi trên đỉnh núi Ba Vì này. Trên quãng đường đi du khách cũng có thể ngắm nhìn dòng sông Hồng chả quanh Hà Nội, nhìn Hà Nội thu nhỏ trong tầm mắt.

Sau khi đi đoạn đường khoảng 12 km bạn sẽ lên tới gần đền Thượng, để lên được đền Thượng các bạn phải leo khoảng 300m đường bậc thang, khi lên đây các bạn vừa có thể hành hương lại vừa được nhìn ngắm biển mây trong tầm mắt. Ngoài ra, bạn còn được thăm đền thờ Bác Hồ, đỉnh Vọng Cảnh – nơi bốn bề đều được mây mù bao quanh. Hoặc tự do tham quan khu nuôi bảo tồn động vật, vườn trồng cây dược liệu, mua sắm các món đặc sản như rượu sữa ong chúa, bánh chè lam, bánh sữa, trà, phấn hoa…

Đầm Long:

Tại: xã Cẩm Lĩnh-Huyện Ba Vì-Hà Nội. Sauk hi đi đoạn đường khoảng 60 km theo quốc lộ 32 và rẽ vào đường 88 bạn sẽ tới được khu du lịch này, trên quan đường đi bạn cũng có thể ghé qua khu Hồ Suối Hai vãn cảnh. Khu du lịch Đầm Long có một hệ thống đầm hồ rất rộng vì vậy bạn nên tới vào khoảng tháng 5,6 bởi đó là lúc hoa sen trong hồ nở rộ. Ngoài ngắm hoa sen thì bạn còn được ngắm nhìn những đàn khỉ và hươu nai trong khu rừng của Đầm Long, đó đều là những con vật có sẵn trong rừng được người dân bảo tồn và chăm sóc. Bên cạnh đó trong khu du lịch còn có hệ thống bể bơi, cầu trượt và nhiều trò chơi khác cho các bạn vui chơi. Để vào trong Đầm Long các bạn mất vé vào cửa khoảng 100.000 vnđ.

Xem thêm : Kinh nghiệm Du lịch Mộc Châu (chi tiết)

Khoang Xanh- Suối Tiên:

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50km về phía Sơn Tây, khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên thuộc xã Vân Hoà, Ba Vì là nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình với núi rừng trùng điệp và dòng suối Tiên mộng mơ. Nơi đây có những thác nước từ trên cao đổ xuống tung bột trắng xoá, tạo nên những âm thanh vang dội núi rừng.

Những phiến đá to nằm rải rác dọc theo bờ suối cũng sẽ là điểm dừng chân lý thú để khách nghỉ ngơi và ngắm cảnh núi rừng, tìm hiểu về truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, khám phá khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật quý hiếm.

Ngoài ra bạn cũng có thể vui đùa với sóng biển và dòng nước xanh mát tại hồ tạo sóng. Bên cạnh đó còn có các dịch vụ spa, tắm bùn khoáng, tắm nước khoáng. Tới đây bạn vừa được nghỉ ngơi, thư giản, rèn luyện sức khỏe và tận hưởng rất không khí tươi mát trong lành của rừng núi. Để đến đây các bạn có thể di chuyển bằng xe máy, để có đồ ăn ngon và tiết kiệm các bạn nên chuẩn bị mang theo đồ ăn cho chuyến đi này, và ghi nhớ mang theo túi đựng rác để bảo vệ môi trường nhé.

Tương tự như Khoang Xanh-Suối Tiên, cách đó không xa là khu du lịch Ao Vua, Suối Ổi,..

*Du lịch Vĩnh Phúc-Hà Nội

Hồ Đại Lải

Hồ Đại Lải nằm ngay chân núi Tam Đảo, là một hồ nước nhân tạo nhưng có diện tích 525 ha được hoàn thành năm 1963, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc-Hà Nội. Đường đi đến Đại Lải như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hoà tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km. Quãng đường đi từ trung tâm thành phố Hà Nội tới Đại Lải mất khoảng 40 km. Nếu bạn đi từ Sơn Tây thì chỉ cần đi qua cầu Vĩnh Thịnh là sang được Vĩnh Phúc (Sơn Tây với Vĩnh Phúc được ngăn cách bởi dòng sông Hồng).

Hồ Đại Lải dù là một hồ nhân tạo nhưng khi tọa lạc tại một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời lại tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Khi đến đây du khách có thể cắm trại, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, chụp ảnh trong các cánh rừng thông bạt ngàn…

Thiền viện Trúc Lâm ở Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc nằm cách Hà Nội khoảng 85 km. Thiền Viện Trúc Lâm là một trong 3 thiền viện lớn nhất cả nước và có kiến trúc hoành tráng nhất miền Bắc. Đến đây vào những ngày trời quang nắng vàng, đứng dưới chân núi nhìn lên, thiền viện thấp thoáng trong rừng thông bạt ngàn. Quãng đường lên Thiền Viện có cảnh sắc hoang sơ, đến đỉnh núi là một cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, thoát tục ẩn mình trong mây trắng bồng bềnh.

Núi Tam Đảo

Nếu đứng ở một khoảng cách nhất định ở nội thành Hà Nội bạn sẽ nhìn thấy một bên là dãy núi Ba Vì sừng sững, một bên là dãy Tam Đảo như bức tường thành bảo vệ thủ đô. Dãy núi Tam Đảo gồm có 3 ngọn núi cao trên 1000m so với mực nước biển, nằm tại thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đi từ Hà Nội lên Tam Đảo mất khoảng gần 2 giờ chạy xe với đoạn đường gần.

Cũng như Ba Vì, Tam Đảo có hệ thống động thực vật vô cùng phong phú, vào độ tháng 9 tháng 10 cũng có hoa dã quỳ nở vàng khắp núi đem lại khung cảnh vô cùng mộng mơ. Không chỉ vậy khí hậu ở đây vô cùng tuyệt vời với 4 mùa trong 1 ngày, ban ngày ở đây có thể nắng chói chang nhưng khi đêm về lại se lạnh là dịp để du khách có thể thưởng thức các món nướng bên than hồng ấm áp. Không chỉ mang vẻ đẹp huyền ảo của các ngọn núi ẩn hiện trong mây trắng bồng bềnh, mà còn có vẻ đẹp u tịch của những kiến trúc Pháp thấp thoáng trong làn sương mù.

Du lịch tại Tam Đảo, bạn có thể thăm vườn quốc gia Tam Đảo, thác Bạc, hoặc lên tháp truyền hình Tam Đảo, đền Mẫu bà Chúa thượng ngàn, đền Đức Thánh Trần… Thác Bạc là dòng thác trong vắt, nước đổ trắng xóa 4 mùa, là nơi các bạn có thể dừng chân vui đùa và tận hưởng dòng nước mát trong lành của thiên nhiên ban tặng. Ngoài ra, đối với những bạn trẻ thích chinh phục độ cao thì tháp truyền hình Tam Đảo sẽ là một thử thách không nhỏ. Những người leo núi thường nói rằng để chinh phục được Phan-xi-phăng thì trước hết phải chinh phục được Tam Đảo.

*12 mùa hoa Hà Nội

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng mới đây đã gọi Hà Nội bằng cái tên “bách hoa xuân thành”với ý nghĩa là “thành phố muôn hoa mùa xuân”, bởi bất cứ mùa nào trong năm khi đến với Hà Nội bạn đều thấy 1 loài hoa đặc trưng khoe sắc trên từng con phố nhỏ của Hà Nội. Những loài hoa ấy không chỉ đem lại cảnh sắc mộng mơ cho Hà Nội mà phần nào xua tan đi cái náo nhiệt xô bồ ở nơi đây.

Hoa đào

Cứ hẹn lại lên, mỗi độ xuân về những bông đào đỏ lại đua nhau khoe sắc. Địa điểm bạn có thể tìm thấy trồng nhiều hoa đào nhất là Nhật Tân và Nghi Tàm..

Hoa sưa

Khi cái rét chưa đi hẳn, cái nắng ấm chưa tới, tháng Ba về cũng là lúc hoa sưa bừng nở. Khi trời đất còn đang chìm trong những ngày mưa phùn u ám, thì những chùm hoa trắng muốt trên những cành cây tưởng như khô cằn bắt đầu khoe sắc tinh khôi đem lại sức sống mới cho cảnh sắc Hà Nội khiến mọi thứ trở nên yên bình và nhẹ nhàng một cách lạ lùng. Địa điểm có thể tìm thấy hoa sưa nhiều nhất là: phố Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Huy Liệu, Công viên Lê nin..

Hoa loa kèn

Vùng trồng hoa Quảng Bá, Nhật Tân, Tây Tựu được mệnh danh là vườn hoa trong thành phố Hà Nội, bởi ở đây, mùa nào, hoa nấy. Tới tháng 4, mùa loa kèn, cả Hà Nội như thoang thoảng bởi mùi hương nhẹ nhàng và sắc trắng tinh khiết của loa kèn. Những xe bán hoa chở đầy loài hoa kiêu sa mà bình dị này xuống phố, đi vào khoe sắc trong từng ngôi nhà nhỏ.

Bằng lăng tím

Mỗi khi hè sang, khoảng tháng 5, khi đi trên mọi nẻo đường Hà Nội ta đều bắt gặp thấp thoáng màu tím lãng mạn bằng lăng. Đặc biệt, những con đường như Văn Cao, Đại Cồ Việt hoa bằng lăng nở tím cả một góc trời.

Hoa sen

Hà Nội nổi tiếng với hoa sen ở Hồ Tây, với bông to, nhiều cánh và rất nhiều nhụy vàng. Những bông sen ấy từ lâu đã đi vào ẩm thực của người Việt tạo nên những món ăn, thức uống thanh tao, thơm ngát. Hàng năm sen hồ Tây thường nở vào tháng 6. Đó cũng là khi dòng người từ rất nhiều nơi đổ về chụp những tấm ảnh tuyệt đẹp bên hồ sen.

Hoa sữa

Loài hoa như được coi là biểu tượng của mùa thu Hà Nội, loài hoa với sắc trắng tràn đầy nhựa sống thoang thoảng mùi thơm trong tiết trời mùa thu tháng 9. Từ bao lâu nay, hoa sữa đã không ít lần là cảm hứng cho thi ca nhạc họa, nó gắn liền với tâm hồn người Hà Nội, nồng nàn và mộc mạc.

Hoa cải

Là thứ hoa chỉ nở khoảng 20 ngày khi trời đất vào đầu đông se se lạnh, tầm tháng 11, loài hoa này bắt đầu khoe sắc vàng mềm mại dưới ánh nắng vàng ươm. Chỉ với 10.000 vnđ- 20.000 vnđ là thỏa sức ngắm hoa, chụp ảnh và thưởng thức cảnh sắc trời xanh biếc với cánh đồng cải vàng rộng lớn. Nhiều hoa nhất có lẽ là cánh đồng hoa của thị trấn Trâu Quỳ. Bạn chỉ cần đi xe 59 là tới.

Hoa cúc họa mi

(Ảnh: cúc họa mi Hà Nội-news.zing.vn)

Cúc họa mi là loài cúc vừa mang sắc trắng tinh khôi lại mang vẻ đẹp lãng mạn dịu dàng vì vậy không biết từ bao giờ loài hoa ấy được coi là loài hoa báo hiệu mùa đông về vào cuối tháng 11 đầu tháng 12. Cúc họa mi được trồng nhiều tại bãi đá sông Hồng vì vậy đã thu hút được rất nhiều du khách tới đây chụp ảnh và ngắm hoa. Nếu không đến được đó thì bạn cũng dễ dàng bắt gặp những xe bán hoa dạo chở loài hoa này trắng muốt trên các con phố như: Phan Đình Phùng, Giảng Võ, Yên Phụ,..

Ngoài các loài hoa trên thì Hà Nội còn có hoa sấu, hoa phượng vàng, phượng tím,..và trăm loài hoa khác thay nhau khoe sắc làm đẹp cho thủ đô.

*Ẩm thực du lịch Hà Nội

Phở:

Vietnamese Beef Noodle Soup

Phở là món ăn không thể bỏ qua của cả khách trong nước và nước ngoài khi tới Hà Nội. Đó như một món đặc trưng nhất của Hà Nội. Những địa điểm phở khá ngon và nổi tiếng mà bạn có thể ghé qua như: phở Lý Quốc Sư, Phở gánh Hàng Trống, Phở Bát Đàn (49 Bát Đàn, gần phố cổ), Phở Thìn (11 Lò Đúc). … đặc biệt, phở gánh ở Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn chỉ ngồi trên những chiếc ghế nhỏ, thưởng thức tô phở một cách ngon lành. Hàng phở này chỉ bán buổi chiều, từ rất lâu năm tới giờ giá vẫn là 15.000đ/1 tô. Ngoài ra còn có hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh hay phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can, phở áp chảo trên phố Bát Đàn. Người ta quan niệm rặng nếu đến Hà Nội mà chưa thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.

Bún chả:

 bún-chả

Gọi là bún chả bởi món gồm bún rối ăn kèm chả thịt. Chả có chả thịt băm và thịt miếng được tẩm ướp gia vị sau đó đem lên bếp than hồng nướng tạo ra mùi vị thơm lừng. Miếng chả nhỏ xinh ăn với nước mắm chua ngọt nóng hổi trộn cùng nộm đu đủ xanh, cà rốt, su hào cắt thành từng miếng nhỏ. Kèm theo là bún sợi thanh mát cùng các loại rau sống khác. Quán bún chả ngon bạn có thể ghé qua: Bún Chả Hàng Mành ở 67 Đường Thành, hoặc Bún Chả 47c Mai Hắc Đế..

Bún thang:

Là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang chuẩn không có vị đậm đà như các món ăn khác mà thay vào đó là vị thanh tao. Gọi là bún thang, có người cho rằng “thang” nghĩa là mỗi thứ một ít, bởi vậy món ăn này bao gồm rất nhiều nguyên liệu như: thịt gà xé phay, trứng gà chiên mỏng thái sợi nhỏ, giò lụa thái sợi nhỏ, rau thơm thái nhỏ,…Nước dùng được ninh từ xương heo, xương gà và tôm he, một nồi nước dùng đạt chuẩn là có màu trong và thơm nhẹ, khi ăn cho thêm gia vị là mắm tôm. Địa điểm ăn bún thang khá nổi tiếng là trên phố Hàng Hành.

Bánh cốm:

Nếu ai mê đồ ngọt thì bánh cốm là thứ quà không thể bỏ qua. Hàng bánh được coi là ngon nhất tại Nguyên Ninh, Hàng Than. Bánh cốm không cầu kỳ về nguyên liệu, chỉ gồm cốm, đậu xanh, dừa sợi và đường. Vỏ xanh bọc bên ngoài bột đậu đem lại hương vị vô cùng mê mẩn.

Bánh cuốn:

Bánh cuốn cũng là một món ăn ngon đặc trưng của Hà Thành. Vừa có vị thanh tao, thơm ngon lại ít dầu mỡ. Để làm ra bán cuốn nguyên liệu chính là gạo, gạo phải được chọn lọc thật kỹ sau đó đem xay thành bột pha thêm nước mà tráng mỏng tanh trên bếp. Bánh ngon nhất khi ăn nóng, có thể có nhân thịt và mộc nhĩ nấm hương bên trong hoặc không. Bánh được ăn kèm với nước mắm, cà cuống và chả quế vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể ghé qua: bánh cuốn Thanh Vân ở 14 Hàng Gà, hoặc chuỗi cửa hàng bánh cuốn Gia An,..

Bún đậu mắm tôm:

bun-dau-mam-tom-nghia-tan

Đây là món ăn ai cũng muốn thử một lần khi tới Hà Nội, và chắc chắn sẽ muốn ăn lại thêm rất nhiều lần nữa. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp, nhất là khi trời lạnh. Bên cạnh bún miếng thanh mát, đậu rán béo ngậy vàng ươm thì mắm tôm là nguyên liệu quan trọng nhất. Mắm tôm ngon là khi vắt quất vào được đánh bông trắng lên. Hàng bún đậu nổi tiếng nhất Hà Nội là bún đậu Ngọc Linh, Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Với 1 suất đầy đủ gồm đậu, thịt chân giò, chả cốm là 40k/1 suất.

Cà phê Hà Nội

Hà Nội không phải đất trồng ra café nhưng những quán café ngon ở Hà Nội lại rất nhiều. Đặc biệt là café Nhân, café Giảng,..có từ rất lâu đời phù hợp với những người thích hoài niệm hay tìm một không gian để trầm tư. Bên cạnh đó còn có những quán café có không gian đặc biệt như café sách, café pet, café âm nhạc rất phù hợp với các bạn trẻ.

Khách sạn nên ở khi du lịch Hà Nội

Vì Hà Nội khá rộng nên khi bạn muốn tham quan điểm nào thì nên thuê khách sạn ở gần đó cho thuận tiện di chuyển.

Nội thành Hà Nội: du lịch trong nội thành bạn có thể ở khu vực Hồ Tây hoặc Hoàn Kiếm. Bạn nên đặt phòng trước khi đến để tránh trường hợp hết phòng. Nếu khách sạn từ 3 sao trở lên bạn phải trả tiền theo giá niêm yết, nhưng nếu khách sạn tầm trung thì bạn nên mặc cả. Nếu có dịch vụ kèm theo thì nên hỏi cho rõ ràng xem có phải trả thêm phí hay không.

Một số khách sạn bạn có thể tham khảo sau đây:

1. Khách sạn từ 1.000.000 vnđ/1 ngày

-Khách sạn Imperial

Địa chỉ: 44 Hàng Hành, Phố cổ – Quận Hoàn Kiếm. Giá phòng khoảng: 1.190.000 VND/ngày.

-Khách sạn Essence

Địa chỉ: 22 Phố Tạ Hiện, Phố Cổ – Quận Hoàn Kiếm.  Giá phòng khoảng: 1.794.000 VND/đêm.

-Khách sạn Maison D’Hanoi Hanova

Địa chỉ: 35-37 Hàng Trống, Phố Cổ Hà Nội – Quận Hoàn Kiếm.  Giá phòng khoảng : 1.211.000 VND/đêm.

-Khách sạn La Dolce Vita

Địa chỉ: 53 đường Hàng Bồ, Phố cổ Hà Nội. Giá phòng khoảng: 1.126.000 VND/đêm.

-Khách sạn Fraser Suites

Địa chỉ: 23 đường Xuân Diệu, Quận Tây Hồ. giá phòng khoảng: 2.870.000 VND/đêm.

-Khách sạn Somerset West Lake

Địa chỉ: 254-D Thụy Khuê, Quận Tây Hồ. Giá phòng khoảng: 1.298.000 VND/đêm.

-The Hanoi Club Hotel & Lake Palais Residences

Địa chỉ: 76 Yên Phụ, Tây Hồ. giá phòng khoảng 1.360.000 VND/đêm.

Các khách sạn trên đều được trang bị tiện nghi hiện đại chuẩn quốc tế, thiết kế độc đáo với cửa sổ lớn nhìn ra khung cảnh của khu Phố Cổ Hà Nội, có nhà hàng, quầy bar, dịch vụ spa,…

  1. Khách sạn dưới 800.000 vnđ

-Khách sạn Hà Nội 3B (Golden Wings II trước đây)

Địa chỉ: 99 Phố Mã Mây, Hoàn Kiếm. Giá phòng khoảng: 453.000 VND/đêm.

-Khách sạn Gia Bảo Palace

Địa chỉ: 38 Lò Sũ, Phố cổ – Quận Hoàn Kiếm. giá phòng khoảng 741.000 VND/đêm.

-Khách sạn Paradise Boutique

Địa chỉ: 62 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm. Giá phòng khoảng 706.000 VND/đêm.

-Khách sạn Splendid Star Suite

Địa chỉ: 28 Ấu Triệu, Quận Hoàn Kiếm. Giá phòng khoảng: 555.000 VND/đêm.

-Khách sạn Au Coeur D’

Địa chỉ: 62 phố Hàng Bè, Quận Hoàn Kiếm. Gía phòng khoảng: 656.000 VNĐ/đêm.

-Khách sạn Wild Lotus

Địa chỉ: 106 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ. Giá phòng khoảng: 777.000 VND/đêm.

-Khách sạn Paloma

Địa chỉ: 70 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ. Giá phòng khoảng: 665.000 VND/đêm.

-Khách sạn Bắc Đô

Địa chỉ: Số 30 đường Âu Cơ, Quận Tây Hồ. Giá phòng khoảng: 734.000 VND/đêm.

Các khách sạn với mức giá bình dân nhưng tiện nghi khá hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách. Trong phòng trang bị tivi LCD truyền hình cáp, mini bar, máy điều hòa, điện thoại Quốc tế, truy cập Wifi, bàn làm việc, phòng tắm đầy đủ tiện nghi… sẽ làm cho du khách hài lòng.

  1. Khách sạn dưới 500.00 vnđ

Ngoài ra, với mức kinh phí hạn hẹp hơn đôi chút thì những khách sạn giá rẻ cũng là dự lựa chọn không tồi dành cho bạn.

-Khách sạn Discovery

Địa chỉ: 22 Đường Lương Ngọc Quyến, Quận Hoàn Kiếm. Giá phòng khoảng: 185.000 VND/đêm.

-Khách sạn Camellia 4

Địa chỉ: 44 Phố Hàng Giấy, Quận Hoàn Kiếm. Giá phòng khoảng: 292.000 VND/đêm.

-Khách sạn Âu Cơ Hà Nội

Địa chỉ: 19 Âu Cơ, Tây Hồ. Giá phòng khoảng: 459.000 VND/đêm.

Tuy là những khách sạn giá rẻ nhưng tiện nghi ở đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Còn khi du lịch ngoài ngoại thành, du khách có thể chon ở home stay hoặc những nhà nghỉ sát khu du lịch.

Lịch trình tour du lịch Hà Nội

Du lịch nội thành Hà Nội 1 ngày:

Có rất nhiều lịch trình cho bạn lựa chọn tùy thuộc vào sở thích của bạn. Một trong số đó là:

Sáng: 6h đi ăn phở, dạo quanh bờ hồ, dạo quanh phố cổ, nhà thờ lớn Hà Nội (bằng xích lô, xe điện hoặc đi bộ), sau đó khoảng 10h đi thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc văn miếu Quốc Tử Giám hoặc xem múa rối nước, hát chèo…

Trưa: 12h trưa có thể đi ăn trưa bằng bún chả hoặc bún đậu. Đến 2h chiều có thể đi thăm bảo tàng, cột cờ Hà Nội. Chiều về ngồi nghỉ ngơi uống café ngắm Hà Nội.

Tối: đi ăn sau đó đi chợ đêm Hà Nội.

Hoặc

Trưa: Có thể đi chơi ở bãi đá sông Hồng, sang AEON mall ăn chơi, xem phim

Tối: về qua cầu Long Biên hóng gió, sau đó thuê phòng gần Tây Hồ để 3h sáng hôm sau có thể đi chơi chợ hoa Quảng Bá.

Sau khi du lịch nội thành Hà Nội, có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày, sau đó sẽ chuyển sang khu vực ngoại thành. Mỗi địa điểm sẽ mất khoảng 1 ngày:

1/ Du lịch làng Gốm Bát Tràng

2/ Du lịch làng lụa Vạn Phúc, nón làng Chuông

Với 2 địa điểm này bạn có thể đi trong 1 ngày, nhưng nên đi nón làng Chuông trước cho kịp phiên chợ sớm sau đó chiều về qua Vạn Phúc. Để di chuyển thuận tiện nhất bạn nên đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng.

3/ Du lịch chùa Hương

4/ Du lịch chùa Thầy

5/ Du lịch Tam Đảo, thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc

4/ Du lịch làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây ở Sơn Tây.

5/ Du lịch Đồng Mô, Sơn Tây

6/ Du lịch vườn quốc gia Ba Vì

7/ Du lịch Ao Vua-Khoang Xanh

Có thể thấy rằng để khám phá hết mảnh đất Hà Nội các bạn có thể phải dành mất 2 tuần ở đây.

Lưu ý khi đi

-Mang theo các vật dụng cá nhân cần thiết, nếu thiếu có thể vào siêu thị mini hoặc của hàng tạp hóa mua thêm.

-Mang theo bản đồ du lịch, điện thoại thông minh.

-Nếu có leo núi trong kế hoạch thì phải chuẩn bị thuốc chống muỗi, dây thừng, giày leo núi… đầy đủ.

– Tránh những người bán tăm ở bến tàu bến xe, có đồ giá trị và tiền bạc cũng phải giữ cẩn thận ở những nơi đông người.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trên có thể giúp ích cho các bạn khi đi du lịch Hà Nội!

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Để lại lời nhắn