Du lịch Tràng An-Bái Đính

Bài Viết Hay - Like ủng hộ mình nhé

du lịch tràng an bái đính 2Tour du lịch Bình, Ninh Bình là một tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, nổi tiếng với danh thắng Bái Đính-Tràng An bên cạnh đó Ninh Bình còn rất nhiều danh thắng tuyệt đẹp khác như vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc-Bích Động,. . . Chỉ cách thủ đô Hà Nội có 93 km về phía Nam, phía Bắc giáp Hòa Bình và Hà Nam, phía đông giáp Nam Định, phía Tây giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp biển, giao thông tới đây lại vô cùng thuận lợi qua các tuyến cao tốc. Hơn nữa, nơi đây còn hội tụ mọi yếu tố thiên nhiên: có rừng, có núi, có sông, có biển, có động,.. Đặc biệt nơi đây có ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á và có một địa danh được gọi là  “Hạ Long trên cạn” đó chính là chùa Bái Đính và danh thắng Tràng An. Do vậy, số lượng khách du lịch Tràng An-Bái Đính hằng năm rất lớn.

Thời điểm thích hợp nhất du lịch Tràng An-Bái Đính

Mùa xuân là mùa Bái Đính đón nhiều khách nhất bởi  đầu năm người Việt có phong tục đi lễ chùa cầu may và du xuân trẩy hội. Tuy nhiên, thời tiết vào khoảng từ tháng 11 âm đến tháng 2 âm lịch thường có mưa phùn. Nếu đi vào thời gian này bạn nên chọn những ngày thời tiết khô ráo, nắng đẹp.

Khi mùa hạ tới, nhiệt độ khắp nơi nắng nóng nhưng riêng khu Tràng An thì luôn luôn mát mẻ, đặc biệt khi bạn đi qua các hang động xuyên thủy ở Tràng An sẽ cảm nhận được sự mát rượi mà nơi đây có. Vì vậy, tới đây tránh cái nắng gay gắt của mùa hè cũng là một sự lựa chọn không tệ.

Nhưng hơn cả, mùa thu có lẽ là mùa đẹp nhất, khi đó nước Tràng An, xanh biếc như ngọc, lác đác những bông súng tím hồng ẩn hiện sau làn sương mờ ảo, những mảng lau trắng muốt vào độ tháng 9 tháng 10 tạo nên cảnh sắc vô cùng nên thơ lãng mạn.

Mùa đông, bạn về đây cảm nhận cảnh trầm mặc của “Hạ Long trên cạn”, ngắm những hang động, núi đá kỹ vĩ giữa cái giá lạnh của mùa đông là một trải nghiệm khá thú vị. Và nếu muốn hòa mình vào không khí giáng sinh bạn có thể kết hợp ghé qua Nhà thờ đá Phát Diệm vào đêm noel.

 

Bản đồ du lịch Tràng An-Bái Đính

bản đồ du lịch tràng an bái đính

Lễ hội du lịch Tràng An-Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn)

Diễn ra từ ngày 6/1 âm lịch đến hết tháng 3 hàng năm, phần lễ tổ chức dâng hương, tưởng nhớ các các vị danh nhân như Lý Quốc Sư, Đinh Bộ Lĩnh, thần Cao Sơn, bà chúa Thượng Ngàn và tín ngưỡng thờ Phật. Phần hội diễn ra sôi động với các trò chơi dân gian thu hút rất đông du khách và phật tử thập phương tới tham gia.

Lễ hội truyền thống Thánh Qúy Minh Đại Vương

 

lễ hội chuyền thống du lịch tràng an bái đính

 

Lễ hội được tổ chức hằng năm vào 18/3 âm lịch, tại đền Trần thuộc khu du lịch tâm linh Tràng An. Lễ hội nhằm tưởng nhớ tri ân Đức thánh Quý Minh Đại Vương, người đã có công trong sự nghiệp gìn giữ nước nhà.

Đức thánh Quý Minh Đại Vương là một trong những vị thần được thờ tụng theo tín ngưỡng dân gian. Theo truyền thuyết, Ngài là một trong ba anh em (ba vị tướng đã được phong thánh, Đức thánh Tản Viên, Đức thánh Cao Sơn, Đức thánh Quý Minh), là người có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức Hùng Vương thứ 18).

Ngài là một “thượng đẳng thần”, được các triều vua qua nhiều triều đại ban chiếu sắc phong, trở thành Thành hoàng làng ở nhiều nơi.

Giao thông du lịch Tràng An-Bái Đính

Tới đây bạn có thể đi xe máy, ô tô, xe khách, tàu hỏa. Có rất nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn và giao thông rất thuận lợi để du lịch ninh bình.

Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1A về phía Nam hoặc cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến trung tâm tỉnh Ninh Bình khoảng 93 km.

Bên cạnh đó, các tuyến giao thông thuộc quốc lộ 1, 10, 12B, 38B, 45 đều đi qua Ninh Bình.

Với vị trí ở trung tâm tỉnh và khoảng cách tới các điểm du lịch không quá 30 km, rất thuận lợi cho du khách đi tham quan.

Đi bằng đường bộ

Bạn có thể đi xe khách từ Hà Nội (các bến xe khách Giáp Bát, Mỹ Đình). Xe chạy hàng ngày, có nhiều giờ khác nhau. Nên liên hệ với Bến xe để biết thêm chi tiết. Hoặc bạn có thể đi Open bus như The Sinh Tourist xe chạy tối, đến Ninh Bình khoảng 22-23h. Bạn nghỉ đêm ở Ninh Bình, hôm sau đi Tràng An.

Đi từ quốc lộ 1A, hoặc quốc lộ 10 đến bến xe trung tâm thành phố Ninh Bình. Các quốc lộ khác: Quốc lộ 38B nối quốc lộ 1A với quốc lộ 12B, quốc lộ 45 đi Thanh Hóa và quốc lộ 12B đi Hòa Bình, vùng Tây Bắc.

Từ Hà Nội: Bạn có thể ra bất kỳ bến xe nào ở Hà Nội như Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm,…để bắt xe đi Ninh Bình. Ở đây lúc nào cũng sẵn xe.

Nếu bạn đi ô-tô hoặc xe máy riêng thì từ trung tâm thành phố Hà Nội, đi theo đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát khoảng 3 km, du khách rẽ trái 1 km vào đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, sau đó tiếp tục đi theo hướng Cầu Giẽ – Phủ Lý – Ninh Bình. Bạn sẽ chỉ mất khoảng 1h-1h30 để đến Ninh Bình bằng đường bộ.

Sài Gòn: Với những bạn ở Sài Gòn, muốn đi Tràng An-Bái Đính Ninh Bình có thể ra bến xe Miền Đông để bắt xe đi thẳng Ninh Bình hoặc đi Hà Nội, rồi từ đây bắt tiếp xe đi Ninh Bình.

Các tỉnh miền Trung, và miền Nam khác: Các bạn có thể đi ô-tô đến Sài Gòn, sau đó đi như hướng dẫn trên. Hoặc đáp máy bay ra Hà Nội rồi bắt ô-tô đi Ninh Bình.

Xe khách đi Ninh Bình

Tuyến Hà Nội – Ninh Bình:

Minh Long

Lịch trình : Hà Nội Giáp Bát – Ninh Bình

Liên hệ điện thoại :  0303514578

Hoàng Thìn

Lịch trình : Hà Nội – Ninh Bình – Kim Sơn

Giờ xuất bến : Kim Sơn 5h30-12h-13h30 Mỹ Đình 9h30-16h30-17h30

Điện thoại :  030 3862228 – 0949 225656 – 0121 4006688

Tuyến Sài Gòn – Ninh Bình:

Hiếu Tài

Lịch trình : Sài Gòn – Ninh Bình – Kim Sơn – Điền Hộ

Giờ xuất bến : Ninh Bình các ngày 6-16-26 âm lịch Sài Gòn các ngày 10-20-30 âm lịch

Điện thoại : 037 3652219 – 0918 438454 – 0973 13344

Đường thủy

Vì Ninh Bình nằm cạnh rất nhiều hệ thống sông lớn nên bạn có thể đi qua sông Đáy, sông Càn, sông Bôi, sông Hoàng Long, kênh Nhà Lê, sông Sắt, sông Đào đến cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc ở Ninh Bình.

Đường sắt

Ga Ninh Bình ở trung tâm thành phố Ninh Bình, Ga Đồng Giao (Tam Điệp) là 2 ga chính.

Từ Hà Nội

SE1(21:09) giá vé 58.000 -128.000, SE5 (11:14) giá vé 46.000 – 124.000, SE7 (8:29) giá vé 46.000 – 124.000 tùy theo hạng ghế ngồi.

Từ Sài Gòn

SE2(1:38) giá vé 740.000 – 1.643.000, SE6 (16:55) giá vé 586.000 – 1.580.000, SE8(12:49) giá vé 586.000 – 1.580.000.

Đi tàu thì an toàn và giá rẻ, nhưng bất tiện về thời gian nên bạn có thể cân nhắc để chọn hành trình phù hợp nhất cho mình. Sauk hi tới Ninh Bình thì di chuyển tới Tràng An-Bái Đính là vô cùng dễ dàng rồi.

Phương tiện di chuyển tại Tràng An-Bái Đính

Để tới Tràng An bạn có thể đi xe máy, ô tô tới khu du lịch Tràng An sau đó đi thuyền thưởng ngoại Tràng An với giá 150.000 vnđ/người, còn Bái Đính khá rộng vì vậy nên thuê xe điện để đi. Giá mỗi lượt là 60.000 vnđ.

Tới Ninh Bình bạn có thể thuê xe máy để đi, đi xe máy là tiện nhất và cũng khá tiết kiệm, bạn sẽ chủ động về đi lại hơn để khám phá khắp Ninh Bình.

Xem Thêm: Du Lịch Mộc Châu – Kinh Nghiệm Chi Tiết 2016

Du lịch Tràng An-Bái Đính

Du lịch Tràng An

quần thể danh trắng du lịch tràng an bái đính

Ảnh: BQL Quần thể danh thắng Tràng An.

Du lịch Tràng An bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi sự ưu ái mà thiên nhiên dành cho mảnh đất này với một hệ thống hang động xuyên thủy có một không hai trên dải đất hình chữ S.

Sau khi lên thuyền cô lái thuyền sẽ nhẹ nhàng khua mái chèo đưa bạn lướt nhẹ trên sông Sào Khê. Đi thuyền trên dòng sông du khách sẽ được khám phá vẻ đẹp tự nhiên và vô cùng yên bình với không khí trong lành tươi mát ở nơi đây. Hai bên mạn thuyền là những bông súng bung nở, dưới làn nước trong vắt là mảng rong mềm mại nhìn được tận đáy đung đưa theo nhịp chèo của cô lái thuyền. Bao quanh là những dãy núi đá vôi kỳ vĩ, đôi khi bạn còn bắt gặp các loài vật hoang dã cư ngụ ở đây. Sau đó là hành trình với các cảm xúc khác nhau khi thuyền nhẹ trôi qua từng hang động. Cảm giác háo hức xen chút tò mò khi vào cửa hang sau đó trải qua từng vẻ đẹp kì bí trong hang và rồi bừng tỉnh khi thấy ánh sáng phía cuối cửa hang và mở ra một khoảng không gian búi non mây trời hòa quyện trước mắt là một trải nghiệm vô cùng khó quên

.du lịch tràng an bái đính

 

Tràng An là một vùng sơn thủy hữu tình với những dãy núi đá vôi trùng điệp phủ màu xanh của cây cối soi bóng xuống làn nước trong xanh nhìn được tận đáy. Nơi đây có 31 hồ, 48 hang động đã được phát hiện. Trong đó, đặc biệt có hệ thống hang  động xuyên thủy tạo thàng một hành trình khép kín cho thuyền đi qua như một trận đồ. Bao gồm 9 hang động như: hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây… Mỗi hang mang một vẻ đặc trưng, không khí trong hang mát lạnh, đi thuyền qua hang ngắm nhũ đã lấp lánh, nghe từng giọt nước rơi tý tách cảm giác vô cùng kỳ bí.

Đầu tiên là Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Hang Cơm với truyền thuyết các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên cứu như: Di tích hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử từ 3.000-30.000 năm trước. Cụm di tích hang Mo, hang Cò, hang Trâu, mái đá Thung Bình… có dấu ấn văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đa Bút. Hang Nấu Rượu, trong hang có một giếng nước sâu khoảng 15m, nước rất trong và mát. Tương truyền, tiền nhân xưa đã phát hiện ra giếng và dùng nước này để nấu rượu. Trong quá trình nạo vét hang, người ta tìm được rất nhiều hũ, vại và các dụng cụ dùng trong quá trình nấu rượu. Hang Địa Linh là điểm đến đầu tiên trong cuộc hành trình xuất phát từ bến thuyền sông Sào Khê. Hang còn có tên là hang Châu Báu vì khi vào đây du khách sẽ có cảm giác như lạc vào kho báu của những nhũ đá hóa thạch. Ra khỏi cửa hang là một khung cảnh sơn thủy hữu tình của mây trời, núi non và sông nước. Hang dài 260 m với nhiều nhũ đá rủ xuống kì ảo. Bên cạnh đó còn có hang Ba Giọt, hang Sính, hang Bói cũng có truyền thuyết gắn liền với tên hang mà khi tới đây chắc chắn cô lái thuyền sẽ kể cho bạn nghe.

Ngoài ra, nơi đây cũng có một hệ thống đền linh thiêng thờ các vị anh hùng dân tộc  Trước tiên là đền Trình nằm ngay cửa vào hang Địa Linh, nơi thờ hai vị giám quan từng canh gác ở khu vực này.

Trên đường đi sẽ qua đền Trần là nơi vua Trần Thái Tông sau khi dẹp giặc Mông xâm lược (1258) đã vào đây tu hành. Lễ hội đền Trần Ninh Bình diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm, cùng với lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội lớn ở Ninh Bình.

Bên cạnh hang Khống có một dải đất hẹp, nơi đây có phủ Phù Đổng lưng tựa vào hang Khống. Phủ Khống là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh. Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước cửa Phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần. Cây thị nghìn năm tuổi này đặc biệt cho 2 loại quả tròn và dẹt.

Du lịch Tràng An bạn sẽ cảm nhận được vẻ vẻ đẹp hùng vĩ, non nước hữu tình say đắm của danh thắng này. Nếu ai sống ở thành phố quanh năm ồn ào thì Tràng An là nơi du khách không nên bỏ lỡ để được hòa mình vào thiên nhiên và hít thở không khí trong lành tươi mát cùng khung cảnh yên bình ở đây.

Du lịch chùa Bái Đính

du lịch tràng an bái đính 3

Vào dịp đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch được coi là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm. Thời tiết ấm áp, hoa cỏ đua nhau nở khắp nơi, và cũng là lúc người ta cảm thấy thảnh thơi nhất để đi chùa cầu may mắn, hạnh phúc và an lành cho cả năm. Ở Việt Nam có nhiều ngôi chùa lớn, nổi tiếng với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình và sự linh thiên trải dài khắp mọi miền đất nước. Và nằm trong danh sách ấy chính là chùa Bái Đính.

Chùa Bái Đính nằm trong quần thể du lịch Tràng An-Bãi Đính. Nằm tại xã Gia Sinh, Gia Viễn. Nơi đây gồm khu vực chùa cổ và khu vực chùa mới. Đến với quần thể chùa Bãi Đính du khách không chỉ cảm nhận được sự linh thiêng mà còn mãn nhãn với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo. Không chỉ có vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc, chùa Bái Đính còn vô cùng nguy nga, hoành tráng.

Khu chùa cổ được Đức Thánh Nguyễn lập nên vào triều Lý khi Ngài về đây tìm cây thuốc quý chữa bệnh cho vua. Chùa được đặt tên Bái Đính với ý nghĩa cũng bái trời đất, tiên phật ở trên cao. Do vậy, chùa có vị thế nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư.

du lịch tràng an bái đính 2

Bên cạnh khu chùa cổ là điện Tam Thế của khu chùa mới cách khoảng 800m về phía Bắc.  Khu chùa mới được xây dựng hoành tráng nổi bật, với 13 cái nhất như: chùa có tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di Lạc ngoài trời lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Việt Nam, khu chùa rộng nhất Việt Nam, … Ngoài ra, tại đây đang lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật.

Du khách tới đây không chỉ thỏa mãn tâm linh mà còn mãn nhãn với khung cảnh và kiến trúc của ngôi chùa này.

Ẩm thực du lịch Tràng An – Bái Đính

Cơm Cháy

cơm cháy ninh bình du lịch bái đính

Cơm cháy Ninh Bình là một trong những đặc sản ẩm thực đầu tiên được nhắc và nhớ tới khi nói tới Ninh Bình. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở mọi nơi như ở ven đường Quốc lộ 1, thành phố Ninh Bình và các khu du lịch. Cơm cháy Ninh Bình khác với các vùng khác bởi cách chiên cơm và chế biến ruốc cùng nước sốt đi kèm. Cơm cháy nơi đây có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn, vị bùi ngậy nhưng không ngán.

Gỏi cá nhệch

Đây là món ăn có nhiều nhất vào độ tháng 2, vì khi có mưa ngâu là lúc người dân ở nơi đây đi bắt cá nhệch. Gỏi cá nhệch ở Kim Sơn được coi là ngon nhất. Để chế biến ra món ăn đặc sắc gỏi cá Nhệch này cần một chuỗi nhiều khâu hết sức kì công. Cá nhệch có thể chế biến được nhiều món như kho, rán, nấu canh chua, om… Nhưng món gỏi là được ưa chuộng nhất. Để chế biến món ăn này cũng rất công phu. Đầu tiên là dùng nước vôi, nước tro, lá tre hóp tuốt sạch chất nhờn trên da. Mổ cá đằng sống lưng như mổ lươn để lọc xương sau đó thái lát. Trộn thịt cá với thính làm bằng gạo nếp rang. Lấy da cá rán giòn để cuộn với gỏi. Xương cá giã nhuyễn để nấu dấm, pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và sả băm nhỏ, có thể cho thêm mẻ. Có người chấm gỏi với mắm tôm hoặc nước mắm. Khi ăn, mỗi người tùy theo khẩu vị để cuốn gỏi. Có người cuốn bằng da cá rán, có người lại cuốn bằng các thứ lá như dấp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông… Món ăn này rất ngon, thơm, bùi cũng như có mùi vị rất đặc trưng.

Ốc Núi

Ốc núi có nhiều ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô và Nho Quan. Gỏi cá nhệch vào độ tháng 2 đến tháng 3 thì ốc núi vào độ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, vào mùa mưa rào. Thức ăn chính của ốc này là những loại cây cỏ mọc hoang trên núi trong đó có cả những cây thuốc quý. Vì vậy khi sơ chế người ta chỉ rửa qua vì cho rằng trong người con ốc mang nhiều vị thuốc. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món: hấp gừng, xào sả ớt, trộn, nướng, xào me, luộc xả, trộn gỏi hành tây…đều rất hấp dẫn.

Thịt dê Hoa Lư

Tới Hoa Lư Ninh Bình bạn sẽ nghe loáng thoáng tiếng chuông bên những dãy núi đá vôi. Đó là tiếng chuông của những đàn dê được thả tự do. Do vậy, thịt dê ở Ninh Bình rất thơm và ngọt cũng như bổ dưỡng vì thịt dê có chứa nhiều loại thuốc quý do con dê thả rông ăn được. Người ta chết biến thành nhiều món như: tái dê, nem dê, dê hấp, nhựa mận, dê nướng, tiết canh dê, mật, cà đem ngâm rượu, nhưng món tái dê vẫn được coi là ngon nhất. Không chỉ có thịt dê ngon mà còn có các loại lá, quả ăn kèm theo và đặc biệt là món tương gừng.

Nem Yên Mạc

Nem Yên Mạc đã có từ rất lâu đời tại Yên Mạc, Ninh Bình. Món ăn này được làm từ thịt và bì lợn, nguyên liệu đơn giản nhưng chế biến lại khá cầu kì. Món ăn ngon là khi có màu hồng của thịt, màu trắng của bì, có vị chua chua cay cay. Ăn món nem này kèm cùng lá ổi, lá sung thì có vị bùi bùi vô cùng hấp dẫn. Khi ăn cuộn lại chấm cùng nước mắm chanh, cho thêm một ít ớt, tỏi và hạt tiêu. Chỉ cần vậy là bạn có thể thưởng thức được hết hương vị tuyệt vời của món ăn này.

 Canh chua cá rô

Xã Trư­ờng Yên, huyện Hoa Lư là vùng đất có nhiều hang động, có loại cá rô to và béo. Cá rô đư­ợc chế biến để nấu món canh chua thanh thanh, bùi bùi và thơm mát rất thích hợp với thời tiết mùa hè oi ả. Món ăn này cũng là một nét đặc sắc của ẩm thực vùng ven đồng chiêm trũng. Món canh chua này khi chế biến không thể thiếu nước dưa chua để khử mùi tanh và tạo nên vị thanh thanh hấp dẫn. Sauk hi món ăn gần chín được cho thêm rau thơm, đậu phụ, cà chùa đẻ tạo hương vị thanh tao. Bát canh cá rô đạt tiêu chuẩn là khi có vị ngọt ngọt, chua chua của n­ước dư­a cải, thanh mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, giòn và thơm của cá rô…

 Miến lươn

Cùng với cơm cháy, tái dê, miến lươn cũng là món đặc sản nổi tiếng ở Ninh Bình. Lươn cũng là một loài có thể tìm thấy nhiều ở vùng chiêm trũng do vậy lươn được dùng trong chế biến món miến lươn thơm ngon hấp dẫn. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại 3 nhà hàng gần nhau ở ngã tư đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình, một ngả ra chợ Rồng, một ngả vào bệnh viện tỉnh. Hương thơm của món miến lươn lan toả ngào ngạt và níu chân mọi du khách khi qua đây.

Video du lịch Tràng An-Bái Đính

Lịch trình du lịch Tràng An-Bái Đính

Đây là tour dành cho những người có ít thời gian, nếu như du khách có thể sắp xếp thời gian thì nên đi dài ngày hơn để tham quan được hết Ninh Bình nhé.

Lịch trình:

8h: Hướng dẫn viên của chúng tôi đón bạn tại điểm hẹn (khách sạn trong phố cổ hoặc điểm đón Nhà Hát Lớn). Xe đưa đoàn đi qua Hà Nam, nghỉ ngơi dừng chân tại điểm nghỉ. Bạn có thể tranh thủ ăn sáng tại đây. Hoặc nếu không chúng ta sẽ đi thẳng tới chùa Bái Đính.

10h: Đoàn tới khu du lịch chùa Bái Đính. Vì từ chỗ đỗ xe lên tới chùa khá xa nên đoàn có thể lựa chọn xe điện để đi lại, đây cũng là một trải nghiệm thú vị bởi sẽ đi qua các con đường hoang sơ vô cùng đẹp.

Tới cổng tam quan đồ sộ, đoàn đi theo dọc 2 dãy hành lang có bầy tượng La Hán. Thăm gác Chuông lớn (nơi đặt quả chuông lớn nhất Việt Nam nặng 36 tấn), từ đây bạn có thể nhìn toàn cảnh khu du lịch chùa Bái Đính.

Tiếp đến bạn sẽ đi thăm các điện thờ chính như Điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế, tượng Phật Di Lặc 100 tấn. Tham quan giếng ngọc, dãy tượng La Hán và đi qua những con đường trồng cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam.

Sau đó đoàn sẽ tới khu chùa cổ và kết thúc cuộc hành trình hành hương Chùa Bái Đính.

12h30: xe đưa đoàn đi ăn tại Nhà Hàng gần khu Tràng An, thưởng thức những món ăn đặc sản của Ninh Bình như Cơm Cháy và Thịt Dê. Và tranh thủ nghỉ ngơi tại xe.

13h30:  Đoàn sẽ được chúng tôi mua vé và sắp xếp lên thuyền, tránh được tình trạng chờ đợi cũng như chen lấn. Đoàn lên thuyền thăm quan thắng cảnh Tràng An bắt đầu từ khu đón tiếp trung tâm nằm bên đại lộ Tràng An, qua các điểm du lịch:

Bến đò – Đền Trình – xuyên hang Địa Linh – xuyên hang Tối – xuyên hang Sáng – xuyên hang Đền Trần – Đền Trần – xuyên hang Đền Trần chiều ngược lại – xuyên hang Si – xuyên hang Sính – xuyên hang Tình – xuyên hang Ba Giọt – xuyên hang Nấu Rượu – Phủ Khống – xuyên hang Phủ Khống – xuyên hang Trần – xuyên hang Quy Hậu – Bến đò (qua 12 hang khác nhau và 3 đền).

Giá vé tham quan là 150.000 đồng một khách.

16h30: Đoàn kết thúc cuộc hành trình tham quan “Hạ Long cạn” và mua sắm một vài đặc sản tại đây để đem về làm quà như: mắm tép, cơm cháy,..

18h30: đoàn về tới Hà Nội, chia tay đoàn kết thúc một chuyến đi tuyệt vời.

Lưu ý khi đi du lịch Tràng An-Bái Đính

-Khi đi chùa bạn nên chuẩn bị sẵn đồ lễ ở nhà, thẻ hương và hoa quả là được, không nên vàng mã hãy lễ quá lớn.

-Khi di chuyển ở Tràng An, ngồi trên thuyền mặc áo phao và đảm bảo an toàn.

– Điểm dừng chân ở đền Trần phải leo lên 175 bậc khá vất vả. Bạn nên hạn chế đồ mang theo và đi giày vải mềm.

Và chắc chắn sau tour du lich này du khách sẽ không thể nào quên được một vùng đất có vẻ đẹp thiên nhiên hòa quyện với các yếu tố văn hóa, lịch sử tâm này. Hãy lien hệ với kinhnghiem.dulichcanhdieu.com.vn nếu bạn cảm thấy chuyến đi  du lịch Tràng An-Bái Đính này phù hợp nhé!

 

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại lời nhắn